Kỹ thuật Cây cảnh và Bonsai
Cá cảnh - Trao đổi kiến thức kinh nghiệm nuôi cá cảnh
Thư viện - Kiến thức cây cảnh
Thế cây cảnh
22/9/17
Kiến thức cơ bản về nghệ thuật Bonsai
- Người đăng: LDT Blogger
- Nhãn: Bonsai
- vào lúc 3:33:00 CH
- Không có nhận xét nào:
Kiến thức cơ bản về nghệ thuật Bonsai
Xem...
29/4/16
[VIDEO] - Lai tạo cá Betta thật đơn giản
- Người đăng: LDT Blogger
- Nhãn: Cá betta, Cá cảnh, Cá xiêm, Ép cá Betta, Lai tạo Betta
- vào lúc 12:23:00 CH
- Không có nhận xét nào:
[Sưu tầm]
Part 1 Part 2 Part 3 Part 4 Part 5 Part 6 Part 7 Part 8 Part 9 Part 10 Nguồn: Youtube Xem...
Part 1 Part 2 Part 3 Part 4 Part 5 Part 6 Part 7 Part 8 Part 9 Part 10 Nguồn: Youtube Xem...
11/1/16
Tự làm chậu cây để bàn
- Người đăng: Chien
- Nhãn: Bonsai, Cây cảnh trong nhà, Kỹ thuật bonsai, Mini Bonsai
- vào lúc 10:42:00 SA
- Không có nhận xét nào:
Chậu cây để bàn đơn giản hoặc nghệ thuật là trong tầm khả năng sáng tạo nghệ thuật của bạn. Hãy tham khảo một số hình ảnh đơn giản và thực tiễn trong việc sử dụng xi măng để sáng tạo ra những chiếc chậu đẹp, đơn giản, dễ sử dụng.
Chậu trên hình bán nguyệt rất thú vị nếu đặt ở ngoài trời. Việc tạo ra nó bạn có thể dùng khuân là một nửa quả bóng nhựa.
Chiếc chậu để bàn sử dụng xi măng với vỏ ngoài giống như lá cây. Trông rất thú vị nếu bạn làm nhẵn nó hơn và để 1 thời gian lớp rêu có thể sẽ phủ nó.
Chậu xi măng sử dụng khuôn vuông vức trông rất nam tính, mạnh mẽ.
Trên đây là một số hình ảnh sử dụng chậu sử dụng làm chậu cây để bàn cũng như chậu bonsai nghệ thuật. Hy vọng bạn sẽ có những sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng chậu.
Tham khảo thêm: http://cayhoa.com/danh-muc/chau-trong-cay/chau-cay-de-ban-mot-so-mo-hinh-tu-che-hay/ Xem...
Chậu trên hình bán nguyệt rất thú vị nếu đặt ở ngoài trời. Việc tạo ra nó bạn có thể dùng khuân là một nửa quả bóng nhựa.
Chiếc chậu để bàn sử dụng xi măng với vỏ ngoài giống như lá cây. Trông rất thú vị nếu bạn làm nhẵn nó hơn và để 1 thời gian lớp rêu có thể sẽ phủ nó.
Chậu xi măng sử dụng khuôn vuông vức trông rất nam tính, mạnh mẽ.
Trên đây là một số hình ảnh sử dụng chậu sử dụng làm chậu cây để bàn cũng như chậu bonsai nghệ thuật. Hy vọng bạn sẽ có những sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng chậu.
Tham khảo thêm: http://cayhoa.com/danh-muc/chau-trong-cay/chau-cay-de-ban-mot-so-mo-hinh-tu-che-hay/ Xem...
6/1/16
Chậu cây cảnh đẹp: Một sự đầu tư đáng giá !
- Người đăng: Chien
- Nhãn: Bonsai, Kỹ thuật bonsai, Mini Bonsai
- vào lúc 10:58:00 CH
- 2 nhận xét:
Trong bài viết đầu tiên của tôi gửi tặng cho Vietnamhuongsac.info đó là về chậu cây cảnh. Chậu cây cảnh đẹp có thể nói là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố chất lượng, kiểu dáng và vật liệu tạo nên nó. Trong bài viết này sẽ nhấn mạnh đến nó như là một sự đầu tư đáng giá là bởi vì các lý do sau:
Trong bức hình này của chị Mận ở Hải Dương tôi đã thấy một cây sanh dáng trực rất đẹp được đặt trong một chậu nhựa. Quả thật nếu cây sanh này trong tay tôi thì sẽ được đặt trong một chiếc chậu vuông cho xứng tầm với nó.
Tôi đã nhìn thấy những chiếc chậu gốm 20 năm tuổi được bán với giá cao hơn cả những chiếc chậu hiện đại thời nay. Như vậy thay vì đầu tư những chiếc chậu kém chất lượng thì bạn hãy đầu tư những chiếc chậu tốt. Tất nhiên giá thành nó có thể cao hơn gấp nhiều lần chậu kém chất lượng nhưng nếu số lượng cây bonsai của bạn ít thì tôi nghĩ nó sẽ không quá khó khăn.
Một thực tế là một số các nhà vườn có hàng nghìn cây thì đầu tư chậu đẹp quả thật quá khó khăn. Tuy nhiên có thể đầu tư một số lượng cây nhất định có mục đích thương mại.
Tóm lại qua toàn bài viết tôi luôn khuyến khích và gợi ý bạn nên đầu tư một chậu bonsai thật đẹp, thật tốt vì nó luôn là một sự đầu tư đáng giá dài hạn cùng với thú chơi bonsai tao nhã.
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến.
Quản lý tại http://luxbonsai.com - Thương hiệu cây cảnh hàng đầu tại Hà Nội. Xem...
1. Chậu cảnh tôn vinh cây bonsai của bạn
Chậu cây cảnh đẹp sẽ đóng vai trò quan trọng tác phẩm bonsai của bạn. Bạn hãy tưởng tượng rằng một cây bonsai đẹp của bạn và đặt trong một chiếc chậu nhựa thì quả thật phí phạm.Trong bức hình này của chị Mận ở Hải Dương tôi đã thấy một cây sanh dáng trực rất đẹp được đặt trong một chậu nhựa. Quả thật nếu cây sanh này trong tay tôi thì sẽ được đặt trong một chiếc chậu vuông cho xứng tầm với nó.
2.Chậu cảnh sẽ bền lâu dài với thời gian.
Về mặt kinh tế cuả thật một chiếc chậu cây cảnh đẹp là một sự đầu tư đáng giá. Qua thời gian nó sẽ cùng với "màu thời gian" mà đẹp lên. Nó hầu như không bị mất giá trị.Chậu cây cảnh cổ. Ảnh: sưu tầm |
3. Chậu bonsai mini càng quan trọng về vẻ đẹp.
Chậu bonsai đẹp tôn vinh tác phẩm cây bonsai. Ảnh: cayhoa.com |
Chậu bonsai mini hay còn gọi là chậu bonsai nhỏ đóng vai trò đẹp rất quan trọng. Trong một bài viết gần đây của cá nhân tôi về chậu bonsai mini thì nó đóng vai trò rất quan trọng mà tôi xin trích dẫn lại dưới đây:
Chậu cây cảnh mini phải mang tính nghệ thuật cao là do đặt gần người xem. Nếu bạn quan sát một chậu cảnh loại lớn ở cách xa 20m thì một vết sứt ở miệng nhỏ không dễ để bạn thấy. Tuy nhiên nếu chậu cảnh mini do người xem chỉ khoảng 1-2m rất dễ thấy. Đó là mặt vật lý của chậu. Về tính nghệ thuật (hay còn gọi là cái đẹp) thì chậu cảnh mini sẽ cần tinh tế hơn các chậu cảnh to khác – nó cần các đường nét hoa văn họa tiết, lớp men phải đẹp và bền.Như vậy chậu bonsai mini sẽ là vô cùng quan trọng trong việc tôn vinh tác phẩm của mình. Thậm chí nó còn là vật dụng trang trí trên bàn làm việc của mình nếu bạn chỉ cần một cây xanh để bàn đơn giản.
Tóm lại qua toàn bài viết tôi luôn khuyến khích và gợi ý bạn nên đầu tư một chậu bonsai thật đẹp, thật tốt vì nó luôn là một sự đầu tư đáng giá dài hạn cùng với thú chơi bonsai tao nhã.
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến.
Quản lý tại http://luxbonsai.com - Thương hiệu cây cảnh hàng đầu tại Hà Nội. Xem...
16/12/15
Chăm sóc và xử lý cho mai vàng ra hoa đúng Tết
- Người đăng: LDT Blogger
- Nhãn: Bonsai, Kỹ thuật bonsai, Mai vàng
- vào lúc 11:54:00 SA
- Không có nhận xét nào:
Còn gần 2 tháng nữa là đến Tết rồi hôm nay mình xin chia sẻ 1 bài viết của đài truyền hình Vĩnh Long về hướng dẫn cách chăm sóc cho mai vàng ra hoa đúng dịp tết.
Cây mai vàng được trồng rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở ĐBSCL hầu như nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng ở trước sân để có hoa đẹp đón chào năm mới, và điểm trang cho những ngày tết thêm tươi vui, lộng lẫy. Vì mai tượng trưng cho sự may mắn. Ngày nay mai vàng còn được nhiều hộ dân và một số địa phương phát triển thành những vườn chuyên canh rộng lớn, thậm chí còn hình thành cả những làng chuyên trồng mai. Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi người trồng cũng cần phải nắm được một số yêu cầu cơ bản.
Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc sao cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thoả mãn yêu cầu này người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý, và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai. Lượng phân cung cấp cho cây mai vàng không cần nhiều, chỉ khoảng từ 40 đến 50g NPK/ gốc. Mỗi tháng bón từ 2 đến 3 lần.
Đồng thời cần cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp cho chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới nước cho cây mỗi ngày, hoặc cách ngày tưới nước một lần , tưới thẳng vào gốc, và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cũng cần tưới nước để giữ cho đất đủ ẩm . Không nên tưới nước quá đẫm vào chiều tối. Vì như thế dễ làm cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, do độ ẩm quá cao vào ban đêm.
Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Theo khuyến cáo, vào khoảng tháng 5-6 âm lịch nên bắt đầu xử lý bằng cách lặt bỏ hết lá để cho cây ra lá mới, và dùng phân bón có hàm lượng kali ít để cung cấp cho cây; cách 10 ngày bón 1 lần, cho đến khoảng tháng 9 âm lịch thì ngưng phân. Sang tháng 10 âm lịch tiến hành tỉa cành tạo tán và dùng phân có hàm lượng kali cao bón vào cây để giúp cây chắc khỏe, xanh tốt. Đến cuối mùa mưa, vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch cây mai vàng bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Vì thế nên hạn chế bón phân để khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới, để giúp cây mai phân hoá mầm hoa tốt hơn.
Mai vàng cũng như một số loại cây trồng khác, khi các lá trên cành đã già sẽ tổng hợp các chất kháng trổ hoa. Vì vậy muốn điều khiển cho cây mai vàng nở hoa đúng Tết thì buộc phải lặt bỏ tất cả các lá già. Điều này làm ức chế các chất kháng trổ hoa và hổ trợ cho sự ra hoa tốt hơn. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người thì phải lặt lá mai vàng sao cho đến ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời thì nụ hoa phải bung vỏ lụa, thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Do đó phải canh ngày lặt lá sao cho thật đúng lúc. Thông thường, nếu thời tiết không có biến động lớn trong tháng chạp, thì mai vàng được lặt hết lá vào ngày rằm tháng chạp (tức 15/12ÂL) Còn nếu như tiết trời tháng chạp nắng nóng, hoặc có gió chướng mạnh, thì mai sẽ nở hoa sớm. Vì vậy cần phải lặt lá trễ hơn từ 2 đến 3 ngày. Ngược lại năm nào mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, hoặc ít có gió chướng, thì mai sẽ nở hoa trễ. Do đó việc lặt lá mai phải được thực hiện trước rằm tháng Chạp vài ba ngày.
Sau khi lặt lá, nếu như mai vàng cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ; lúc này cần xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa. Sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng; còn ban đêm nên thấp đèn sáng để cây mai tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn.
Nếu trường hợp ngược lại, cây ai có nụ to và có biểu hiện nở sớm, thì nên trùm lưới hoặc vải đen toàn bộ cây để cây không quang hợp, ngăn cản sự dinh dưỡng của cây. Tưới nước lạnh vào gốc để các mạch dẫn của cây bị co lại , hạn chế sự sinh trưởng . Ngoài ra còn cần tưới thêm phân urê pha loãng với nồng độ 1g/ 4 lít nước để kích thích cây ra rễ và lá non, ngăn cản sự phát triển của nụ……làm chậm quá trình nở của hoa mai lại.
Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố có khả năng cản trở quá trình nở của hoa mai. Như trường hợp thời tiết diễn biến bất thường làm nụ mai “bị điếc”, không bung vỏ lụa, hoa không nở được. Nụ hoa bị đen và chết khô. Do đó, sau khi lặt lá cần theo dõi sự phát triển của nụ hoa. Nếu thấy nụ hoa có dấu hiệu bị đen nên khắc phục ngay, bằng cách giống như thúc hoa nở sớm. Ngoài ra, giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 đến 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Nên sử dụng thêm chất kích thích tăng trưởng như GA3+NAA, nhằm thúc đẩy hoa nở, và nở đồng loạt.
Tóm lại, để xử lý cho Mai vàng nở hoa đúng Tết, ngoài việc lặt bỏ hết lá, cũng cần phải quan tâm đến một số yếu tố khác, như điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai, và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với 2-3 vỏ trấu bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13-14 ngày. Còn ngược lại, mầm hoa chưa phát triển đầy đủ, sẽ có dạng hình thoi nhọn với 3-4 vỏ trấu bao bên ngoài, lúc đó nên lặt lá trước rằm tháng Chạp vài ngày, để mầm hoa có thời gian phân hóa.
Bên cạnh, cũng cần lưu ý, khi lặt hết lá trên cây phải ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để tạo stress, giúp cây ra hoa tốt . Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ dễ làm cho cây dễ bị ngộ độc.
Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, tin rằng bà con sẽ có được những cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Mà như quan niệm của ông bà ta thì đó chính là biểu trưng của sự may mắn, tốt lành trong năm mới Xem...
Cây mai vàng được trồng rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở ĐBSCL hầu như nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng ở trước sân để có hoa đẹp đón chào năm mới, và điểm trang cho những ngày tết thêm tươi vui, lộng lẫy. Vì mai tượng trưng cho sự may mắn. Ngày nay mai vàng còn được nhiều hộ dân và một số địa phương phát triển thành những vườn chuyên canh rộng lớn, thậm chí còn hình thành cả những làng chuyên trồng mai. Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi người trồng cũng cần phải nắm được một số yêu cầu cơ bản.
Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc sao cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thoả mãn yêu cầu này người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý, và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai. Lượng phân cung cấp cho cây mai vàng không cần nhiều, chỉ khoảng từ 40 đến 50g NPK/ gốc. Mỗi tháng bón từ 2 đến 3 lần.
Đồng thời cần cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp cho chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới nước cho cây mỗi ngày, hoặc cách ngày tưới nước một lần , tưới thẳng vào gốc, và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cũng cần tưới nước để giữ cho đất đủ ẩm . Không nên tưới nước quá đẫm vào chiều tối. Vì như thế dễ làm cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, do độ ẩm quá cao vào ban đêm.
Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Theo khuyến cáo, vào khoảng tháng 5-6 âm lịch nên bắt đầu xử lý bằng cách lặt bỏ hết lá để cho cây ra lá mới, và dùng phân bón có hàm lượng kali ít để cung cấp cho cây; cách 10 ngày bón 1 lần, cho đến khoảng tháng 9 âm lịch thì ngưng phân. Sang tháng 10 âm lịch tiến hành tỉa cành tạo tán và dùng phân có hàm lượng kali cao bón vào cây để giúp cây chắc khỏe, xanh tốt. Đến cuối mùa mưa, vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch cây mai vàng bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Vì thế nên hạn chế bón phân để khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới, để giúp cây mai phân hoá mầm hoa tốt hơn.
Mai vàng cũng như một số loại cây trồng khác, khi các lá trên cành đã già sẽ tổng hợp các chất kháng trổ hoa. Vì vậy muốn điều khiển cho cây mai vàng nở hoa đúng Tết thì buộc phải lặt bỏ tất cả các lá già. Điều này làm ức chế các chất kháng trổ hoa và hổ trợ cho sự ra hoa tốt hơn. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người thì phải lặt lá mai vàng sao cho đến ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời thì nụ hoa phải bung vỏ lụa, thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Do đó phải canh ngày lặt lá sao cho thật đúng lúc. Thông thường, nếu thời tiết không có biến động lớn trong tháng chạp, thì mai vàng được lặt hết lá vào ngày rằm tháng chạp (tức 15/12ÂL) Còn nếu như tiết trời tháng chạp nắng nóng, hoặc có gió chướng mạnh, thì mai sẽ nở hoa sớm. Vì vậy cần phải lặt lá trễ hơn từ 2 đến 3 ngày. Ngược lại năm nào mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, hoặc ít có gió chướng, thì mai sẽ nở hoa trễ. Do đó việc lặt lá mai phải được thực hiện trước rằm tháng Chạp vài ba ngày.
Sau khi lặt lá, nếu như mai vàng cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ; lúc này cần xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa. Sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng; còn ban đêm nên thấp đèn sáng để cây mai tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn.
Nếu trường hợp ngược lại, cây ai có nụ to và có biểu hiện nở sớm, thì nên trùm lưới hoặc vải đen toàn bộ cây để cây không quang hợp, ngăn cản sự dinh dưỡng của cây. Tưới nước lạnh vào gốc để các mạch dẫn của cây bị co lại , hạn chế sự sinh trưởng . Ngoài ra còn cần tưới thêm phân urê pha loãng với nồng độ 1g/ 4 lít nước để kích thích cây ra rễ và lá non, ngăn cản sự phát triển của nụ……làm chậm quá trình nở của hoa mai lại.
Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố có khả năng cản trở quá trình nở của hoa mai. Như trường hợp thời tiết diễn biến bất thường làm nụ mai “bị điếc”, không bung vỏ lụa, hoa không nở được. Nụ hoa bị đen và chết khô. Do đó, sau khi lặt lá cần theo dõi sự phát triển của nụ hoa. Nếu thấy nụ hoa có dấu hiệu bị đen nên khắc phục ngay, bằng cách giống như thúc hoa nở sớm. Ngoài ra, giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 đến 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Nên sử dụng thêm chất kích thích tăng trưởng như GA3+NAA, nhằm thúc đẩy hoa nở, và nở đồng loạt.
Tóm lại, để xử lý cho Mai vàng nở hoa đúng Tết, ngoài việc lặt bỏ hết lá, cũng cần phải quan tâm đến một số yếu tố khác, như điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai, và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với 2-3 vỏ trấu bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13-14 ngày. Còn ngược lại, mầm hoa chưa phát triển đầy đủ, sẽ có dạng hình thoi nhọn với 3-4 vỏ trấu bao bên ngoài, lúc đó nên lặt lá trước rằm tháng Chạp vài ngày, để mầm hoa có thời gian phân hóa.
Bên cạnh, cũng cần lưu ý, khi lặt hết lá trên cây phải ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để tạo stress, giúp cây ra hoa tốt . Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ dễ làm cho cây dễ bị ngộ độc.
Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, tin rằng bà con sẽ có được những cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Mà như quan niệm của ông bà ta thì đó chính là biểu trưng của sự may mắn, tốt lành trong năm mới Xem...
Lá bàng bài thuốc tự tiên tốt nhất cho cá cảnh
- Người đăng: LDT Blogger
- Nhãn: Cá ba đuôi, Cá bảy màu, Cá betta, Cá cảnh, Cá Guppy, Cá lia thia, Cá vàng, Cá xiêm
- vào lúc 11:47:00 SA
- Không có nhận xét nào:
Có thể nói Lá bàng là bài thuốc dân gian rất hiệu quả được lưu truyền từ xưa đến nay trong giới cá cảnh.
Một số bạn không biết vô tình hay cố ý nhưng lại đánh giá rất thấp tác dụng của lá bàng. Bài viết thì vẫn đầy ra, nhưng ko hiểu sao rất ít người chịu khó đọc và tìm tòi.
Đây là bài viết về thành phần chi tiết, tác dụng, lợi ích của lá bàng đối với cá RỒNG AROWANA. Không phải là rồng đỏ, rồng cam betta đâu nhé.
Đây là kết quả được đúc kết qua nhiều thế hệ lai tạo, nghiên cứu và mày mò tìm hiểu, chứ ko phải là một ai đó phán tầm bậy để cả đám làm theo (như lời ai đó nói).
Nhân tiện cũng xin chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân khi nuôi dưỡng và ép đẻ cá Halfmoon, ko bị xuống đuôi, hư đuôi này nọ như mọi người đồn thổi, bằng LÁ BÀNG (trừ trường hợp cá bệnh)
Tóm tắt lại cách dưỡng cá bằng lá bàng áp dụng cho cả mùa lạnh, cũng như mùa nóng, đặc biệt là dòng Halfmoon:
- Điều kiện chung (PK, HM ...hay bất cứ dòng nào)
1. Nguồn nước tốt, đã được xử lý. Nước máy thì đã được phơi hoặc dùng thuốc khử clo (bán ở tiệm cá cảnh giá 10k). Nước giếng thì quá tốt, trừ trường hợp nhiễm phèn chua quá nặng.
2. Lá bàng khô giòn (như hình) được rửa sạch
3. Muối hột
- Cách nuôi dưỡng Halfmoon với là bàng (ngừa bệnh tối đa cho cá)
1. Hồ nuôi rộng. Hm cần hồ rộng để bơi lội và bung bộ đuôi đồ sộ của nó. hồ chuẩn là 15x15x20 (hoặc nhỏ, lớn hơn 1 tí)
2. Mực nước: trên 10cm. Bản thân mình thì dùng mực nước 15cm ^^!
3. Lấy lá bàng, bóp mạnh tay cho nhừ, rồi bỏ vào nước. Hoặc bạn ngâm lá bàng ở ngoài riêng, rồi đổ vào keo, sao cho nước có màu trà.
4. Cho tí xíu muối hột vào. Với hồ 15 15 20 mình cho 1/2 muỗng cafe muối hột
5. Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần, với lá bàng mới
6. Cho ăn, có 2 cách cho ăn:
+ Dành cho người ít thời gian: sáng cho vào 1 cục trùn chỉ cỡ hạt đậu phộng, đảm bảo đến 4h chiều cá đã ăn hết trùn
+ dành cho người rãnh rỗi: Chia cục trùn đó làm 2 lần ăn trong ngày.
KHÔNG CHO CÁ ĂN SAU 5h CHIỀU. Vì lúc này nguy cơ cá bệnh, và nhiễm nấm cao nếu cho ăn. Chuyên gia nuôi dưỡng lai tạo cá đĩa cũng ko cho ăn sau 5h chiều
7. Nếu cảm thấy cá mập, thì cần DIET giảm cân. Cho nhịn ăn 3 4 ngày, rồi cho ăn ít lại
8. Trường hợp bạn bận rộn, ko thể thay nước 2 3 ngày 1 lần (thỉnh thoảng thôi nhé) thì lấy lá bàng đang ngâm ra, và để nguyên nước lá bàng đó, có thể 1 tuần lễ ko sao!Lá bàng để lâu trong keo, có khả năng làm hư bộ đuôi của cá.
9. Cho cá kè 1 ngày 2-3 lần. Mỗi lần 5 phút. Điều này quan trọng, vì bộ đuôi quá dày của HM cần phải được tập thể dục thường xuyên cho các gân đuôi vây, giúp cá khỏe và đủ sức giương bộ đuôi "bành ki" của nó lên. Việc này rất quan trọng cho HM nhé, giúp cá giữ fong độ ổn định.
P/S: Với cách này, mình đã không để 1 em Halfmoon nào bị xuống bộ đuôi vây như người ta thường nói. Trừ trường hợp bạn sở hữu con HM có gien đuôi yếu. Khi HM bị bệnh thì khả năng tiều tụy, xuống đuôi rất cao. Vì vậy hãy cố gắng để ý thay nước thường xuyên để ngừa bệnh. Hoặc cố gắng phát hiện sớm bệnh, để dễ chữa hơn. HM mau chóng hồi phục hơn khi hết bệnh, ăn đầy đủ, thay nước và cho kè. em nó sẽ trở lại thôi !
Chia sẻ từ Huy Nguyễn thành viên từ vnbettas.com Xem...
Một số bạn không biết vô tình hay cố ý nhưng lại đánh giá rất thấp tác dụng của lá bàng. Bài viết thì vẫn đầy ra, nhưng ko hiểu sao rất ít người chịu khó đọc và tìm tòi.
Đây là bài viết về thành phần chi tiết, tác dụng, lợi ích của lá bàng đối với cá RỒNG AROWANA. Không phải là rồng đỏ, rồng cam betta đâu nhé.
Đây là kết quả được đúc kết qua nhiều thế hệ lai tạo, nghiên cứu và mày mò tìm hiểu, chứ ko phải là một ai đó phán tầm bậy để cả đám làm theo (như lời ai đó nói).
Nhân tiện cũng xin chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân khi nuôi dưỡng và ép đẻ cá Halfmoon, ko bị xuống đuôi, hư đuôi này nọ như mọi người đồn thổi, bằng LÁ BÀNG (trừ trường hợp cá bệnh)
Tóm tắt lại cách dưỡng cá bằng lá bàng áp dụng cho cả mùa lạnh, cũng như mùa nóng, đặc biệt là dòng Halfmoon:
- Điều kiện chung (PK, HM ...hay bất cứ dòng nào)
1. Nguồn nước tốt, đã được xử lý. Nước máy thì đã được phơi hoặc dùng thuốc khử clo (bán ở tiệm cá cảnh giá 10k). Nước giếng thì quá tốt, trừ trường hợp nhiễm phèn chua quá nặng.
2. Lá bàng khô giòn (như hình) được rửa sạch
3. Muối hột
- Cách nuôi dưỡng Halfmoon với là bàng (ngừa bệnh tối đa cho cá)
1. Hồ nuôi rộng. Hm cần hồ rộng để bơi lội và bung bộ đuôi đồ sộ của nó. hồ chuẩn là 15x15x20 (hoặc nhỏ, lớn hơn 1 tí)
2. Mực nước: trên 10cm. Bản thân mình thì dùng mực nước 15cm ^^!
3. Lấy lá bàng, bóp mạnh tay cho nhừ, rồi bỏ vào nước. Hoặc bạn ngâm lá bàng ở ngoài riêng, rồi đổ vào keo, sao cho nước có màu trà.
4. Cho tí xíu muối hột vào. Với hồ 15 15 20 mình cho 1/2 muỗng cafe muối hột
5. Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần, với lá bàng mới
6. Cho ăn, có 2 cách cho ăn:
+ Dành cho người ít thời gian: sáng cho vào 1 cục trùn chỉ cỡ hạt đậu phộng, đảm bảo đến 4h chiều cá đã ăn hết trùn
+ dành cho người rãnh rỗi: Chia cục trùn đó làm 2 lần ăn trong ngày.
KHÔNG CHO CÁ ĂN SAU 5h CHIỀU. Vì lúc này nguy cơ cá bệnh, và nhiễm nấm cao nếu cho ăn. Chuyên gia nuôi dưỡng lai tạo cá đĩa cũng ko cho ăn sau 5h chiều
7. Nếu cảm thấy cá mập, thì cần DIET giảm cân. Cho nhịn ăn 3 4 ngày, rồi cho ăn ít lại
8. Trường hợp bạn bận rộn, ko thể thay nước 2 3 ngày 1 lần (thỉnh thoảng thôi nhé) thì lấy lá bàng đang ngâm ra, và để nguyên nước lá bàng đó, có thể 1 tuần lễ ko sao!Lá bàng để lâu trong keo, có khả năng làm hư bộ đuôi của cá.
9. Cho cá kè 1 ngày 2-3 lần. Mỗi lần 5 phút. Điều này quan trọng, vì bộ đuôi quá dày của HM cần phải được tập thể dục thường xuyên cho các gân đuôi vây, giúp cá khỏe và đủ sức giương bộ đuôi "bành ki" của nó lên. Việc này rất quan trọng cho HM nhé, giúp cá giữ fong độ ổn định.
P/S: Với cách này, mình đã không để 1 em Halfmoon nào bị xuống bộ đuôi vây như người ta thường nói. Trừ trường hợp bạn sở hữu con HM có gien đuôi yếu. Khi HM bị bệnh thì khả năng tiều tụy, xuống đuôi rất cao. Vì vậy hãy cố gắng để ý thay nước thường xuyên để ngừa bệnh. Hoặc cố gắng phát hiện sớm bệnh, để dễ chữa hơn. HM mau chóng hồi phục hơn khi hết bệnh, ăn đầy đủ, thay nước và cho kè. em nó sẽ trở lại thôi !
Chia sẻ từ Huy Nguyễn thành viên từ vnbettas.com Xem...
28/11/15
Dumbo Ears PK Betta
- Người đăng: LDT Blogger
- Nhãn: Cá betta, Cá cảnh, Videos
- vào lúc 10:37:00 SA
- Không có nhận xét nào:
Dumbo Ears Betta là thuật ngữ để chỉ những cá thể betta có vây bơi cực to khỏe, đôi khi độ dài và độ lớn của vây bơi gần bằng 1/2 chiều dài thân cá.
Xem...
Xem...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)