Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Diễn đàn cây cảnh Bonsai online. chia sẽ kiến thức kinh nghiệm về cây cảnh, bonsai, chim, cá cảnh... kiến thức về nghệ thuật cây cảnh bonsai, tiểu cảnh non bộ, trao đổi mua bán các sản phẩm cho cây cảnh, bonsai, tiều cảnh, cá cảnh ở Tp.HCM và các khu vực khác...

MỜI CỘNG TÁC NỘI DUNG
Vì không có nhiều thời gian và chuyên môn về SINH VẬT CẢNH, admin mời tất cả đọc giả có kinh nghiệp và chuyên môn tốt tham gia viết bài chia sẽ với cộng đồng yêu thích nghệ thuật sinh vật cảnh cả nước. Vui lòng gửi email về thanhld88@gmail.com Điện thoại: 01234.552.993

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá xiêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá xiêm. Hiển thị tất cả bài đăng

16/12/15

Lá bàng bài thuốc tự tiên tốt nhất cho cá cảnh

Có thể nói Lá bàng là bài thuốc dân gian rất hiệu quả được lưu truyền từ xưa đến nay trong giới cá cảnh.



Một số bạn không biết vô tình hay cố ý nhưng lại đánh giá rất thấp tác dụng của lá bàng. Bài viết thì vẫn đầy ra, nhưng ko hiểu sao rất ít người chịu khó đọc và tìm tòi.

Đây là bài viết về thành phần chi tiết, tác dụng, lợi ích của lá bàng đối với cá RỒNG AROWANA. Không phải là rồng đỏ, rồng cam betta đâu nhé.

Đây là kết quả được đúc kết qua nhiều thế hệ lai tạo, nghiên cứu và mày mò tìm hiểu, chứ ko phải là một ai đó phán tầm bậy để cả đám làm theo (như lời ai đó nói).

Nhân tiện cũng xin chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân khi nuôi dưỡng và ép đẻ cá Halfmoon, ko bị xuống đuôi, hư đuôi này nọ như mọi người đồn thổi, bằng LÁ BÀNG (trừ trường hợp cá bệnh)
Tóm tắt lại cách dưỡng cá bằng lá bàng áp dụng cho cả mùa lạnh, cũng như mùa nóng, đặc biệt là dòng Halfmoon:

- Điều kiện chung (PK, HM ...hay bất cứ dòng nào)
1. Nguồn nước tốt, đã được xử lý. Nước máy thì đã được phơi hoặc dùng thuốc khử clo (bán ở tiệm cá cảnh giá 10k). Nước giếng thì quá tốt, trừ trường hợp nhiễm phèn chua quá nặng.
2. Lá bàng khô giòn (như hình) được rửa sạch
3. Muối hột

- Cách nuôi dưỡng Halfmoon với là bàng (ngừa bệnh tối đa cho cá)

1. Hồ nuôi rộng. Hm cần hồ rộng để bơi lội và bung bộ đuôi đồ sộ của nó. hồ chuẩn là 15x15x20 (hoặc nhỏ, lớn hơn 1 tí)

2. Mực nước: trên 10cm. Bản thân mình thì dùng mực nước 15cm ^^!

3. Lấy lá bàng, bóp mạnh tay cho nhừ, rồi bỏ vào nước. Hoặc bạn ngâm lá bàng ở ngoài riêng, rồi đổ vào keo, sao cho nước có màu trà.

4. Cho tí xíu muối hột vào. Với hồ 15 15 20 mình cho 1/2 muỗng cafe muối hột

5. Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần, với lá bàng mới

6. Cho ăn, có 2 cách cho ăn:
+ Dành cho người ít thời gian: sáng cho vào 1 cục trùn chỉ cỡ hạt đậu phộng, đảm bảo đến 4h chiều cá đã ăn hết trùn
+ dành cho người rãnh rỗi: Chia cục trùn đó làm 2 lần ăn trong ngày.

KHÔNG CHO CÁ ĂN SAU 5h CHIỀU. Vì lúc này nguy cơ cá bệnh, và nhiễm nấm cao nếu cho ăn. Chuyên gia nuôi dưỡng lai tạo cá đĩa cũng ko cho ăn sau 5h chiều

7. Nếu cảm thấy cá mập, thì cần DIET giảm cân. Cho nhịn ăn 3 4 ngày, rồi cho ăn ít lại

8. Trường hợp bạn bận rộn, ko thể thay nước 2 3 ngày 1 lần (thỉnh thoảng thôi nhé) thì lấy lá bàng đang ngâm ra, và để nguyên nước lá bàng đó, có thể 1 tuần lễ ko sao!Lá bàng để lâu trong keo, có khả năng làm hư bộ đuôi của cá.

9. Cho cá kè 1 ngày 2-3 lần. Mỗi lần 5 phút. Điều này quan trọng, vì bộ đuôi quá dày của HM cần phải được tập thể dục thường xuyên cho các gân đuôi vây, giúp cá khỏe và đủ sức giương bộ đuôi "bành ki" của nó lên. Việc này rất quan trọng cho HM nhé, giúp cá giữ fong độ ổn định.

P/S: Với cách này, mình đã không để 1 em Halfmoon nào bị xuống bộ đuôi vây như người ta thường nói. Trừ trường hợp bạn sở hữu con HM có gien đuôi yếu. Khi HM bị bệnh thì khả năng tiều tụy, xuống đuôi rất cao. Vì vậy hãy cố gắng để ý thay nước thường xuyên để ngừa bệnh. Hoặc cố gắng phát hiện sớm bệnh, để dễ chữa hơn. HM mau chóng hồi phục hơn khi hết bệnh, ăn đầy đủ, thay nước và cho kè. em nó sẽ trở lại thôi !

Chia sẻ từ Huy Nguyễn thành viên từ vnbettas.com
Xem...

20/11/15

Chăm sóc và lai tạo cá xiêm đuôi tưa

Cá xiêm đuôi tưa, Betta đuôi tưa, Đuôi tưa là một loại cá betta “đuôi tua” (fringe-finned)

Dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các dòng cá betta thuần dưỡng. Cá đuôi tưa nổi tiếng là hung dữ khi sinh sản, điều này nói chung liên quan đến một yếu tố rằng cá đuôi tưa đực mang bộ vây nhẹ hơn nhiều so với các loại cá betta đuôi dài khác, kết quả là chúng sẽ bơi nhanh hơn và mắn đẻ hơn. Hầu hết các nhà lai tạo có trách nhiệm sẽ lưu ý đến việc ép cá đuôi tưa, và theo dõi quá trình ép cá một cách kỹ lưỡng hơn bình thường để đề phòng cá cái bị cắn thương tích quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, cặp cá sẽ bắt cặp và sinh sản một cách suôn sẻ với đôi chút trầy xước cho cả hai, điều được coi bình thường khi ép cá betta.



Hầu hết mọi người đều công nhận rằng những con đuôi tưa chất lượng nhất trên thế giới đều xuất xứ từ Indonesia, và có dư luận nửa đùa nửa thật cho rằng đó là vì “nguồn nước tuyệt hảo ở Indonesia”. Tuy nhiên, mọi yếu tố cần được xem xét một cách cẩn thận, chúng ta phân tích về tuyên bố này như sau: nguồn nước máy trong các thành phố ở Indonesia khá mềm, độ cứng chung và độ cứng carbonate thường là 3. Nguồn nước được lấy ở vùng núi Bogor. Theo suy đoán, những lời đồn về chất lượng nước tuyệt hảo ở Indonesia có thể là vì ở vùng Tây Java không hề có những hang động đá vôi. Nước bắt nguồn từ vùng núi ở Tây Java chỉ chứa phù sa, nhất là ở những vùng xung quanh các hồ chứa nước. Đặc biệt, nước ở Jakarta nổi tiếng là thích hợp để nuôi cá đuôi tưa.
Bên cạnh yếu tố nước mềm, không gian và độ ổn định là chìa khoá để lai tạo cá đuôi tưa. Còn khó khăn hơn cả halfmoon, cá đuôi tưa đòi hỏi phải duy trì chất lượng nước thích hợp một cách liên tục, nếu không các tia vây sẽ có xu hướng bị “cong”, đây là điểm khó khăn nhất đối với nhà lai tạo cá đuôi tưa. Nước đạt chất lượng nên được trữ trong các bồn chứa lớn và hầu hết các nhà lai tạo cá đuôi tưa đều khuyên nuôi mỗi con cá đực trong bình có dung tích tối thiểu 10 lít, thay nước và theo dõi chúng một cách thường xuyên. Những cái tia vây mỏng manh của cá đuôi tưa chịu tác động mạnh bởi sự biến thiên của độ pH, nồng độ nitrate/ammonia và sẽ nhanh chóng bị biến dạng một khi không được cung cấp điều kiện sống lý tưởng.
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc nuôi dưỡng cá đuôi tưa đó là thức ăn. Tất cả các nhà lai tạo ở Jakarta đều cho cá betta ăn thức ăn tươi sống và một người đã chia xẻ bí quyết nuôi dưỡng cá đuôi tưa như sau “khi cá con mới nở, không cho ăn thứ gì khác ngoài nước lá xà lách ngâm. Khi đạt một tuần tuổi, cá được cho ăn bo bo. Và khi đạt một tháng tuổi cá được cho ăn trùn chỉ. Cá được nuôi bằng trùn chỉ hai lần một ngày cho đến khi đạt 2 tháng tuổi. Khi cá trên 2 tháng tuổi thì chỉ cho ăn trùn chỉ một lần mỗi ngày, bữa còn lại được cho ăn ấu trùng muỗi. Khi cá trên 3 tháng tuổi thì chỉ cho ăn ấu trùng muỗi một lần mỗi ngày”. Bo bo, trùn chỉ và ấu trùng muỗi được sử dụng nhiều bởi vì chúng không tốn kém và là nguồn thức ăn tự nhiên của cá betta. Trùng đỏ ít khi nào được sử dụng bởi vì chúng khá hiếm ở Jakarta.




Như đã đề cập ở trên, Kẻ Thù Số Một của các nhà lai tạo cá đuôi tưa đó là tia vây bị cong. Cần lưu ý rằng hiện tượng cong tia vây cũng xảy ra cả ở Indonesia cho dù chất lượng nước ở đấy rất tốt. Những người quen của tôi ở Indonesia cho rằng điều đó xảy ra bởi vì nước quá lạnh. Dù là gì đi nữa, nếu nó mới xảy ra, cách điều trị đầu tiên đó là phơi nắng. Chỉ đơn giản đem cá có tia vây bị cong ra phơi nắng khoảng nửa tiếng mỗi ngày. Nếu cá được nuôi bằng lọ nhỏ, hãy lưu ý để nước khỏi bị nóng quá. Những nhà lai tạo khác lại duy trì dòng chảy nhẹ để tránh cho các tia vây khỏi bị cong.



Nguồn: Cá cảnh Kim Giang
Xem...