Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Diễn đàn cây cảnh Bonsai online. chia sẽ kiến thức kinh nghiệm về cây cảnh, bonsai, chim, cá cảnh... kiến thức về nghệ thuật cây cảnh bonsai, tiểu cảnh non bộ, trao đổi mua bán các sản phẩm cho cây cảnh, bonsai, tiều cảnh, cá cảnh ở Tp.HCM và các khu vực khác...

MỜI CỘNG TÁC NỘI DUNG
Vì không có nhiều thời gian và chuyên môn về SINH VẬT CẢNH, admin mời tất cả đọc giả có kinh nghiệp và chuyên môn tốt tham gia viết bài chia sẽ với cộng đồng yêu thích nghệ thuật sinh vật cảnh cả nước. Vui lòng gửi email về thanhld88@gmail.com Điện thoại: 01234.552.993

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá Guppy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá Guppy. Hiển thị tất cả bài đăng

16/12/15

Lá bàng bài thuốc tự tiên tốt nhất cho cá cảnh

Có thể nói Lá bàng là bài thuốc dân gian rất hiệu quả được lưu truyền từ xưa đến nay trong giới cá cảnh.



Một số bạn không biết vô tình hay cố ý nhưng lại đánh giá rất thấp tác dụng của lá bàng. Bài viết thì vẫn đầy ra, nhưng ko hiểu sao rất ít người chịu khó đọc và tìm tòi.

Đây là bài viết về thành phần chi tiết, tác dụng, lợi ích của lá bàng đối với cá RỒNG AROWANA. Không phải là rồng đỏ, rồng cam betta đâu nhé.

Đây là kết quả được đúc kết qua nhiều thế hệ lai tạo, nghiên cứu và mày mò tìm hiểu, chứ ko phải là một ai đó phán tầm bậy để cả đám làm theo (như lời ai đó nói).

Nhân tiện cũng xin chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân khi nuôi dưỡng và ép đẻ cá Halfmoon, ko bị xuống đuôi, hư đuôi này nọ như mọi người đồn thổi, bằng LÁ BÀNG (trừ trường hợp cá bệnh)
Tóm tắt lại cách dưỡng cá bằng lá bàng áp dụng cho cả mùa lạnh, cũng như mùa nóng, đặc biệt là dòng Halfmoon:

- Điều kiện chung (PK, HM ...hay bất cứ dòng nào)
1. Nguồn nước tốt, đã được xử lý. Nước máy thì đã được phơi hoặc dùng thuốc khử clo (bán ở tiệm cá cảnh giá 10k). Nước giếng thì quá tốt, trừ trường hợp nhiễm phèn chua quá nặng.
2. Lá bàng khô giòn (như hình) được rửa sạch
3. Muối hột

- Cách nuôi dưỡng Halfmoon với là bàng (ngừa bệnh tối đa cho cá)

1. Hồ nuôi rộng. Hm cần hồ rộng để bơi lội và bung bộ đuôi đồ sộ của nó. hồ chuẩn là 15x15x20 (hoặc nhỏ, lớn hơn 1 tí)

2. Mực nước: trên 10cm. Bản thân mình thì dùng mực nước 15cm ^^!

3. Lấy lá bàng, bóp mạnh tay cho nhừ, rồi bỏ vào nước. Hoặc bạn ngâm lá bàng ở ngoài riêng, rồi đổ vào keo, sao cho nước có màu trà.

4. Cho tí xíu muối hột vào. Với hồ 15 15 20 mình cho 1/2 muỗng cafe muối hột

5. Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần, với lá bàng mới

6. Cho ăn, có 2 cách cho ăn:
+ Dành cho người ít thời gian: sáng cho vào 1 cục trùn chỉ cỡ hạt đậu phộng, đảm bảo đến 4h chiều cá đã ăn hết trùn
+ dành cho người rãnh rỗi: Chia cục trùn đó làm 2 lần ăn trong ngày.

KHÔNG CHO CÁ ĂN SAU 5h CHIỀU. Vì lúc này nguy cơ cá bệnh, và nhiễm nấm cao nếu cho ăn. Chuyên gia nuôi dưỡng lai tạo cá đĩa cũng ko cho ăn sau 5h chiều

7. Nếu cảm thấy cá mập, thì cần DIET giảm cân. Cho nhịn ăn 3 4 ngày, rồi cho ăn ít lại

8. Trường hợp bạn bận rộn, ko thể thay nước 2 3 ngày 1 lần (thỉnh thoảng thôi nhé) thì lấy lá bàng đang ngâm ra, và để nguyên nước lá bàng đó, có thể 1 tuần lễ ko sao!Lá bàng để lâu trong keo, có khả năng làm hư bộ đuôi của cá.

9. Cho cá kè 1 ngày 2-3 lần. Mỗi lần 5 phút. Điều này quan trọng, vì bộ đuôi quá dày của HM cần phải được tập thể dục thường xuyên cho các gân đuôi vây, giúp cá khỏe và đủ sức giương bộ đuôi "bành ki" của nó lên. Việc này rất quan trọng cho HM nhé, giúp cá giữ fong độ ổn định.

P/S: Với cách này, mình đã không để 1 em Halfmoon nào bị xuống bộ đuôi vây như người ta thường nói. Trừ trường hợp bạn sở hữu con HM có gien đuôi yếu. Khi HM bị bệnh thì khả năng tiều tụy, xuống đuôi rất cao. Vì vậy hãy cố gắng để ý thay nước thường xuyên để ngừa bệnh. Hoặc cố gắng phát hiện sớm bệnh, để dễ chữa hơn. HM mau chóng hồi phục hơn khi hết bệnh, ăn đầy đủ, thay nước và cho kè. em nó sẽ trở lại thôi !

Chia sẻ từ Huy Nguyễn thành viên từ vnbettas.com
Xem...

18/11/15

Hình ảnh: Cá bảy màu (Guppy)

Loài cá đẹp long lanh nguy hiểm nhất thế giới
Mặc dù mang trên mình nhiều sắc màu đẹp mắt nhưng cá bảy màu vẫn bị coi là loài cá nguy hiểm nhất hành tinh.







Sưu tầm Internet

Xem...

29/10/15

Giới thiệu về cá bảy màu (cá guppy)

Cá bảy màu được nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp gọi là cá guppy, chúng còn có tên gọi là cá đuôi quạt, cá công... Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước. Cá bày màu là 1 trong số những loại cá cảnh dễ nuôi nhất.

- Cá bày màu là dòng cá phổ biến trên thị trường, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.



- Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.

Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.


- Phân bố:
Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
Cá Cảnh


- Sinh sản:
Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.

Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.
Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.

Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh

- Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.

- Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu).

Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai.

Nguồn: Tổng hợp
Xem...