Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Diễn đàn cây cảnh Bonsai online. chia sẽ kiến thức kinh nghiệm về cây cảnh, bonsai, chim, cá cảnh... kiến thức về nghệ thuật cây cảnh bonsai, tiểu cảnh non bộ, trao đổi mua bán các sản phẩm cho cây cảnh, bonsai, tiều cảnh, cá cảnh ở Tp.HCM và các khu vực khác...

MỜI CỘNG TÁC NỘI DUNG
Vì không có nhiều thời gian và chuyên môn về SINH VẬT CẢNH, admin mời tất cả đọc giả có kinh nghiệp và chuyên môn tốt tham gia viết bài chia sẽ với cộng đồng yêu thích nghệ thuật sinh vật cảnh cả nước. Vui lòng gửi email về thanhld88@gmail.com Điện thoại: 01234.552.993

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cá cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

16/12/15

Lá bàng bài thuốc tự tiên tốt nhất cho cá cảnh

Có thể nói Lá bàng là bài thuốc dân gian rất hiệu quả được lưu truyền từ xưa đến nay trong giới cá cảnh.



Một số bạn không biết vô tình hay cố ý nhưng lại đánh giá rất thấp tác dụng của lá bàng. Bài viết thì vẫn đầy ra, nhưng ko hiểu sao rất ít người chịu khó đọc và tìm tòi.

Đây là bài viết về thành phần chi tiết, tác dụng, lợi ích của lá bàng đối với cá RỒNG AROWANA. Không phải là rồng đỏ, rồng cam betta đâu nhé.

Đây là kết quả được đúc kết qua nhiều thế hệ lai tạo, nghiên cứu và mày mò tìm hiểu, chứ ko phải là một ai đó phán tầm bậy để cả đám làm theo (như lời ai đó nói).

Nhân tiện cũng xin chia sẻ thêm về kinh nghiệm bản thân khi nuôi dưỡng và ép đẻ cá Halfmoon, ko bị xuống đuôi, hư đuôi này nọ như mọi người đồn thổi, bằng LÁ BÀNG (trừ trường hợp cá bệnh)
Tóm tắt lại cách dưỡng cá bằng lá bàng áp dụng cho cả mùa lạnh, cũng như mùa nóng, đặc biệt là dòng Halfmoon:

- Điều kiện chung (PK, HM ...hay bất cứ dòng nào)
1. Nguồn nước tốt, đã được xử lý. Nước máy thì đã được phơi hoặc dùng thuốc khử clo (bán ở tiệm cá cảnh giá 10k). Nước giếng thì quá tốt, trừ trường hợp nhiễm phèn chua quá nặng.
2. Lá bàng khô giòn (như hình) được rửa sạch
3. Muối hột

- Cách nuôi dưỡng Halfmoon với là bàng (ngừa bệnh tối đa cho cá)

1. Hồ nuôi rộng. Hm cần hồ rộng để bơi lội và bung bộ đuôi đồ sộ của nó. hồ chuẩn là 15x15x20 (hoặc nhỏ, lớn hơn 1 tí)

2. Mực nước: trên 10cm. Bản thân mình thì dùng mực nước 15cm ^^!

3. Lấy lá bàng, bóp mạnh tay cho nhừ, rồi bỏ vào nước. Hoặc bạn ngâm lá bàng ở ngoài riêng, rồi đổ vào keo, sao cho nước có màu trà.

4. Cho tí xíu muối hột vào. Với hồ 15 15 20 mình cho 1/2 muỗng cafe muối hột

5. Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần, với lá bàng mới

6. Cho ăn, có 2 cách cho ăn:
+ Dành cho người ít thời gian: sáng cho vào 1 cục trùn chỉ cỡ hạt đậu phộng, đảm bảo đến 4h chiều cá đã ăn hết trùn
+ dành cho người rãnh rỗi: Chia cục trùn đó làm 2 lần ăn trong ngày.

KHÔNG CHO CÁ ĂN SAU 5h CHIỀU. Vì lúc này nguy cơ cá bệnh, và nhiễm nấm cao nếu cho ăn. Chuyên gia nuôi dưỡng lai tạo cá đĩa cũng ko cho ăn sau 5h chiều

7. Nếu cảm thấy cá mập, thì cần DIET giảm cân. Cho nhịn ăn 3 4 ngày, rồi cho ăn ít lại

8. Trường hợp bạn bận rộn, ko thể thay nước 2 3 ngày 1 lần (thỉnh thoảng thôi nhé) thì lấy lá bàng đang ngâm ra, và để nguyên nước lá bàng đó, có thể 1 tuần lễ ko sao!Lá bàng để lâu trong keo, có khả năng làm hư bộ đuôi của cá.

9. Cho cá kè 1 ngày 2-3 lần. Mỗi lần 5 phút. Điều này quan trọng, vì bộ đuôi quá dày của HM cần phải được tập thể dục thường xuyên cho các gân đuôi vây, giúp cá khỏe và đủ sức giương bộ đuôi "bành ki" của nó lên. Việc này rất quan trọng cho HM nhé, giúp cá giữ fong độ ổn định.

P/S: Với cách này, mình đã không để 1 em Halfmoon nào bị xuống bộ đuôi vây như người ta thường nói. Trừ trường hợp bạn sở hữu con HM có gien đuôi yếu. Khi HM bị bệnh thì khả năng tiều tụy, xuống đuôi rất cao. Vì vậy hãy cố gắng để ý thay nước thường xuyên để ngừa bệnh. Hoặc cố gắng phát hiện sớm bệnh, để dễ chữa hơn. HM mau chóng hồi phục hơn khi hết bệnh, ăn đầy đủ, thay nước và cho kè. em nó sẽ trở lại thôi !

Chia sẻ từ Huy Nguyễn thành viên từ vnbettas.com
Xem...

28/11/15

Dumbo Ears PK Betta

Dumbo Ears Betta là thuật ngữ để chỉ những cá thể betta có vây bơi cực to khỏe, đôi khi độ dài và độ lớn của vây bơi gần bằng 1/2 chiều dài thân cá.

Xem...

20/11/15

Chăm sóc và lai tạo cá xiêm đuôi tưa

Cá xiêm đuôi tưa, Betta đuôi tưa, Đuôi tưa là một loại cá betta “đuôi tua” (fringe-finned)

Dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các dòng cá betta thuần dưỡng. Cá đuôi tưa nổi tiếng là hung dữ khi sinh sản, điều này nói chung liên quan đến một yếu tố rằng cá đuôi tưa đực mang bộ vây nhẹ hơn nhiều so với các loại cá betta đuôi dài khác, kết quả là chúng sẽ bơi nhanh hơn và mắn đẻ hơn. Hầu hết các nhà lai tạo có trách nhiệm sẽ lưu ý đến việc ép cá đuôi tưa, và theo dõi quá trình ép cá một cách kỹ lưỡng hơn bình thường để đề phòng cá cái bị cắn thương tích quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, cặp cá sẽ bắt cặp và sinh sản một cách suôn sẻ với đôi chút trầy xước cho cả hai, điều được coi bình thường khi ép cá betta.



Hầu hết mọi người đều công nhận rằng những con đuôi tưa chất lượng nhất trên thế giới đều xuất xứ từ Indonesia, và có dư luận nửa đùa nửa thật cho rằng đó là vì “nguồn nước tuyệt hảo ở Indonesia”. Tuy nhiên, mọi yếu tố cần được xem xét một cách cẩn thận, chúng ta phân tích về tuyên bố này như sau: nguồn nước máy trong các thành phố ở Indonesia khá mềm, độ cứng chung và độ cứng carbonate thường là 3. Nguồn nước được lấy ở vùng núi Bogor. Theo suy đoán, những lời đồn về chất lượng nước tuyệt hảo ở Indonesia có thể là vì ở vùng Tây Java không hề có những hang động đá vôi. Nước bắt nguồn từ vùng núi ở Tây Java chỉ chứa phù sa, nhất là ở những vùng xung quanh các hồ chứa nước. Đặc biệt, nước ở Jakarta nổi tiếng là thích hợp để nuôi cá đuôi tưa.
Bên cạnh yếu tố nước mềm, không gian và độ ổn định là chìa khoá để lai tạo cá đuôi tưa. Còn khó khăn hơn cả halfmoon, cá đuôi tưa đòi hỏi phải duy trì chất lượng nước thích hợp một cách liên tục, nếu không các tia vây sẽ có xu hướng bị “cong”, đây là điểm khó khăn nhất đối với nhà lai tạo cá đuôi tưa. Nước đạt chất lượng nên được trữ trong các bồn chứa lớn và hầu hết các nhà lai tạo cá đuôi tưa đều khuyên nuôi mỗi con cá đực trong bình có dung tích tối thiểu 10 lít, thay nước và theo dõi chúng một cách thường xuyên. Những cái tia vây mỏng manh của cá đuôi tưa chịu tác động mạnh bởi sự biến thiên của độ pH, nồng độ nitrate/ammonia và sẽ nhanh chóng bị biến dạng một khi không được cung cấp điều kiện sống lý tưởng.
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc nuôi dưỡng cá đuôi tưa đó là thức ăn. Tất cả các nhà lai tạo ở Jakarta đều cho cá betta ăn thức ăn tươi sống và một người đã chia xẻ bí quyết nuôi dưỡng cá đuôi tưa như sau “khi cá con mới nở, không cho ăn thứ gì khác ngoài nước lá xà lách ngâm. Khi đạt một tuần tuổi, cá được cho ăn bo bo. Và khi đạt một tháng tuổi cá được cho ăn trùn chỉ. Cá được nuôi bằng trùn chỉ hai lần một ngày cho đến khi đạt 2 tháng tuổi. Khi cá trên 2 tháng tuổi thì chỉ cho ăn trùn chỉ một lần mỗi ngày, bữa còn lại được cho ăn ấu trùng muỗi. Khi cá trên 3 tháng tuổi thì chỉ cho ăn ấu trùng muỗi một lần mỗi ngày”. Bo bo, trùn chỉ và ấu trùng muỗi được sử dụng nhiều bởi vì chúng không tốn kém và là nguồn thức ăn tự nhiên của cá betta. Trùng đỏ ít khi nào được sử dụng bởi vì chúng khá hiếm ở Jakarta.




Như đã đề cập ở trên, Kẻ Thù Số Một của các nhà lai tạo cá đuôi tưa đó là tia vây bị cong. Cần lưu ý rằng hiện tượng cong tia vây cũng xảy ra cả ở Indonesia cho dù chất lượng nước ở đấy rất tốt. Những người quen của tôi ở Indonesia cho rằng điều đó xảy ra bởi vì nước quá lạnh. Dù là gì đi nữa, nếu nó mới xảy ra, cách điều trị đầu tiên đó là phơi nắng. Chỉ đơn giản đem cá có tia vây bị cong ra phơi nắng khoảng nửa tiếng mỗi ngày. Nếu cá được nuôi bằng lọ nhỏ, hãy lưu ý để nước khỏi bị nóng quá. Những nhà lai tạo khác lại duy trì dòng chảy nhẹ để tránh cho các tia vây khỏi bị cong.



Nguồn: Cá cảnh Kim Giang
Xem...

18/11/15

Hình ảnh: Cá bảy màu (Guppy)

Loài cá đẹp long lanh nguy hiểm nhất thế giới
Mặc dù mang trên mình nhiều sắc màu đẹp mắt nhưng cá bảy màu vẫn bị coi là loài cá nguy hiểm nhất hành tinh.







Sưu tầm Internet

Xem...

16/11/15

Giới thiệu tổng quan về cá betta

Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá
- Tên khoa học: Betta spp
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 ...
Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn
Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish
Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

- Tên Tiếng Anh:Betta

- Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

- Số kiểu hình:8



2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

- Nhiệt độ nước (C):24 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 20

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam ...
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo ...

3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá

- Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

- Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt
- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 30 – 40 cm
Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ....

Sưu tầm thienduongcacanh.com
Xem...

29/10/15

Phân loại cá vàng

Theo Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA) cá vàng được phân loại như sau:
– Cấu tạo bên ngoài của cá vàng:

+ A: Thân
+ B: Mắt
+ C: Gốc đuôi
+ D: Đường bên
+ E: Đầu
+ F: Mũ
+ G: Mặt
+ H: Nắp mang.
+ I: Lỗ mũi
+ J: Vây lưng
+ K: Vây ngực
+ L: Vây bụng
+ M: Vây hậu môn
+ N: Đuôi
+ O: Thùy trên
+ P: Thùy dưới
+ Q: Eo

– Cá vàng được lai tạo ở Trung Hoa cách nay khoảng 1000 đến 1500 năm, và sau đó du nhập vào Nhật Bản và Triều Tiên, nơi mà chúng tiếp tục được phối giống để tạo ra nhiều dòng cá vàng khác nhau. Đối với người mới nuôi cá vàng, dạng thân, vây và những đặc điểm độc đáo ở cá vàng dường như không thể phân loại một cách rõ ràng được. Do vậy, nhiều năm trước đây, Hội cá vàng Mỹ (GFSA) đã phát triển một hệ thống phân loại cho cá vàng. Hệ thống này chia cá vàng thành 3 nhóm chính dựa trên đuôi và vây lưng. Chúng gồm:
+ Cá đuôi đơn có vây lưng
+ Cá đuôi kép[1] có vây lưng
+ Cá đuôi kép không có vây lưng

1. Cá đuôi đơn có vây lưng
Cá vàng thường



Cá vàng sao chổi (comet)





Cá vàng shubunkin

2. Cá đuôi kép có vây lưng
Đuôi quạt

Ryukin (lưu kim nhật)
Ngọc trai (pearlscale)
Đuôi voan (veiltail)
Mắt lồi (telescope eye)
 Oranda
3. Cá đuôi kép không vây lưng

– Lan thọ (lionhead)[2]
– Ranchu
– Thủy bao nhãn (bubble eye)
– Huóng thiên (celestial)

* Hàng loạt loại cá vàng mới xuất hiện cũng thuộc về ba nhóm cá này chẳng hạn như tosakin (đuôi công) và wakin [3], nhưng chúng vẫn chưa được coi như là một dòng cá riêng  biệt. Hội cá vàng Mỹ chỉ xem xét công nhận dòng cá mới một khi chúng trở nên phổ biến.

1. Vảy

Có ba loại vảy chính ở cá vàng là ánh kim, trong và ngọc trai.
a. Ánh kim: Loại vảy bóng và phản chiếu ánh sáng như bề mặt kim loại do đó mà có tên ánh kim. Màu ánh kim được tạo ra bởi sự hiện diện của chất guanine tích trên mặt vảy.

b. Trong: Loại vảy không có lớp guanine phản chiếu ánh sáng khiến bề mặt mờ và trong.

c. Ngọc trai: Loại vảy kết hợp của cả hai loại vảy trên theo một tỷ lệ bất kỳ.

2. Màu sắc

Có nhiều màu đơn và màu kết hợp khác nhau. Những màu phổ biến bao gồm: đỏ, cam, trắng, đen, xanh, nâu chocolate, vàng, đỏ-trắng, đỏ-đen, đen-trắng, vải hoa calico (gồm đỏ, trắng, đen và xanh).

3. Mắt

Có nhiều loại mắt khác nhau, gồm:
a. Mắt thường:

b. Mắt lồi: mắt lồi hẳn ra hai bên đầu.

c. Mắt ngưỡng thiên: tương tự như mắt lồi nhưng con ngươi hướng lên trên.

d. Thủy bao nhãn: thực ra mắt vẫn bình thường nhưng có hai bọng nước lớn nằm hai bên má, ngay phía dưới mắt.

4. Dạng đuôi

Có nhiều dạng đuôi khác nhau như:
a. Đuôi đơn: dạng đuôi bình thường trông giống như cái nĩa, nhưng chóp lại tròn.

b. Đuôi sao chổi: dài hơn đuôi đơn (đến 2-3 lần), và chóp nhọn.

c. Đuôi shubunkin: đuôi dài, kích thước tương tự đuôi sao chổi nhưng chóp tròn và góc xòe rộng khiến cho dạng đuôi này trông đầy đặn hơn so với đuôi sao chổi.

d. Đuôi kép: dạng đuôi có hai phần tách nhau khoảng 2/3 chiều dài đuôi, chóp đuôi tròn. Chiều dài đuôi từ 2/3 đến 2 lần chiều dài thân tùy vào mỗi loại cá vàng.

e. Đuôi lan thọ và ranchu: tương tự như đuôi kép nhưng chóp nhọn được chấp nhận. Chiều dài đuôi nói chung từ 1/4 đến 3/8 chiều dài thân.

f. Đuôi tosakin: là một dạng đuôi kép mà các phần không chỉ dính liền mà còn có chóp cong lên khiến đuôi cá có hình vòng cung.

g. Đuôi jikin: tương tự như đuôi lan thọ và ranchu nhưng có dạng chữ X khi nhìn từ phía sau do góc kết nối giữa gốc đuôi và hai thùy đuôi.

h. Đuôi voan: là dạng cải tiến của đuôi kép, dài từ 2.5 đến 3 lần chiều dài thân, chóp đuôi bị triệt tiêu khiến đuôi trông giống như “voan”.

5. Kiểu đầu

Một số dòng cá vàng bao gồm oranda, lan thọ và ranchu có bướu trên đỉnh đầu gọi là “mũ”. Bướu giống như chùm nho khiến cá có hình dạng rất đặc trưng, trông như bờm sư tử. Có nhiều kiểu đầu được công nhận.
a. Kiểu đầu ngỗng: bướu chỉ nổi trên đỉnh đầu mà không xuất hiện ở mặt và nắp mang..

b. Kiểu đầu hổ: bướu nổi lên trên đỉnh đầu và mặt [4].

c. Kiểu đầu lân: bướu nổi khắp đầu, trên đỉnh đầu, mặt và cả nắp mang.

6. Vây lưng

Một số dòng cá (ranchu, lan thọ, ngưỡng thiên và thủy bao nhãn) không có vây lưng. Các dòng không có vây lưng còn có thể chia thành dạng lưng ranchu và dạng lưng lan thọ.
a. Ở dạng lưng ranchu: Lưng cá hơi cong nhưng phần gốc đuôi đột ngột cụp xuống tạo thành góc 45 độ so với đuôi.

b. Ở dạng lưng lan thọ (bao gồm cả ngưỡng thiên và thủy bao nhãn): Lưng cá tương đối thẳng hơn ranchu và hợp với đuôi một góc nhỏ hơn nhiều so với dạng lưng ranchu.

7. Đặc điểm đặc trưng

Cá vàng được lai tuyển chọn theo từng đặc điểm qua nhiều thế kỷ. Một số đặc điểm này được liệt kê dưới đây.
a. Pom-pom: một cục thịt dư mọc trước lỗ mũi mà khi phát triển hết cỡ trông như trái banh lông.

b. Ngọc trai: vảy dày lên, làm cho mặt vảy hơi phồng lên ở chính giữa. Ở những cá thể chất lượng, vảy ngọc trai xuất hiện ở khắp nơi và bao phủ toàn thân cá.

c. Mang lật: nắp mang lật lên khiến mang lộ ra.

8. Dạng thân

Hình dạng thân của cá thay đổi tùy theo mỗi dòng cá, và khó mà phân loại rạch ròi bởi vì đặc điểm bề ngoài có thể biến đổi ngay bên trong một dòng (ví dụ, cá vàng oranda có thể có dạng thân đuôi quạt hay đuôi voan).
a. Dạng thân thuôn dài: Cá có dạng thân này được thấy ở cá vàng thường, shubunkin và sao chổi. Hầu hết đều có hình thủy lôi.

b. Dạng thân đuôi quạt: Cá có dạng thân tròn trĩnh. Dạng thân này thường được thấy ở cá vàng đuôi quạt, một số loại mắt lồi, một số oranda (đặc biệt là hạc đỉnh hồng), một số ngọc trai, cùng với ngưỡng thiên và thủy bao nhãn.

c. Dạng thân đuôi voan: Cá có dạng thân tương tự như lưu kim nhật với lưng gù. Tròn trĩnh hơn dạng thân đuôi quạt và độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 dạng thân đuôi quạt truyền thống. Dạng thân này được thấy ở một số mắt lồi, một số oranda, ngọc trai, đuôi voan và một số đuôi ribbon.

d. Dạng thân lan thọ và ranchu: Cá có dạng thân rất tròn với độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 lần dạng đuôi voan. Thân cũn cỡn. Đặc biệt, vùng gốc đuôi không kéo dài mà trông như dính liền vào thân.

* Ghi chú:
[1] Đuôi kép tức là đuôi có hai phần riêng biệt nhưng thường dính nhau ở một mức độ nào đó nên được gọi nôm na là “cá ba đuôi”.

[2] Dịch chính xác phải là “đầu lân”. Những con oranda cũng thường được gọi là “cá vàng đầu lân”, tuy thiếu chính xác nhưng đã trở nên phổ biến.

[3] Wakin là dạng lai giữa cá vàng thường và cá vàng đuôi kép.

[4] Cách định nghĩa “đầu hổ” ở đây hoàn toàn khác với cách định nghĩa mà chúng ta từng biết, theo đó “đầu hổ” cũng có bướu trên đỉnh đầu, mặt và nắp mang như “đầu lân” nhưng “đầu hổ” vuông vức hơn. Dạng đầu hổ như vậy chính là dạng đầu của Ranchu.

Phân loại cá vàng, Nguồn: Hội cá vàng Mỹ (GFSA).
Xem...

Giới thiệu cá vàng - GoldFish

Cá vàng còn gọi là cá tàu, cá ba đuôi, cá bốn đuôi là 1 trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, với nhiều màu sắc và chủng loại. Cá vàng là loài cá dễ nuôi thích hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Hầu hết những ai chơi cá cảnh đều đã từng trải qua thời kỳ nuôi cá vàng.



1. Giới thiệu thông tin về cá vàng
- Tên khoa học: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758
Tên tiếng Anh khác: Grucian carp; Gibel carp
Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng thập niên 40 và tiếp tục nhập thường xuyên sau đó các kiểu hình lai tạo mới. Cá sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 50, bắt đầu từ cá ba đuôi thường.

- Tên Tiếng Anh: Goldfish; Golden carp

- Tên Tiếng Việt: Cá Vàng; Cá Tàu; Cá Ba đuôi

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa



2. Đặc điểm sinh học cá vàng

- Phân bố:Trung Quốc

- Chiều dài cá (cm):10 – 30

- Nhiệt độ nước (C):19 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 15

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá vàng là dạng đột biến của cá diếc bạc xuất hiện ở Trung Quốc từ hơn 800 năm trước, sau đó du nhập vào Nhật khoảng hơn 400 năm trước. Đa số các kiểu hình cá vàng hiện nay là do sản xuất nhân tạo và không hiện diện trong môi trường tự nhiên.
Tầng nước ở: mọi tầng nước.
Sinh sản: Cá thành thục sau 1 năm tuổi, khi đó nhận biết cá đực qua các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh ...) thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 - 60 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau khi nở 2 - 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.

3. Kỹ thuật nuôi cá vàng

- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 - 120 cm.
Thiết kế bể: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Cá có tính khí thân thiện, thích hợp với bể nuôi chung. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh (cây thật hoặc bằng nhựa) tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.
Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.
Thức ăn: cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.
Xem...

Giới thiệu về cá bảy màu (cá guppy)

Cá bảy màu được nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp gọi là cá guppy, chúng còn có tên gọi là cá đuôi quạt, cá công... Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước. Cá bày màu là 1 trong số những loại cá cảnh dễ nuôi nhất.

- Cá bày màu là dòng cá phổ biến trên thị trường, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.



- Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.

Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.


- Phân bố:
Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
Cá Cảnh


- Sinh sản:
Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.

Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.
Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.

Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh

- Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.

- Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu).

Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai.

Nguồn: Tổng hợp
Xem...

Hướng dẫn: Chăm sóc cá Betta

Cá betta còn được gọi là cá"xiêm"là một loại cá phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.Đa dạng về màu sắc,giá thành phù hợp với mọi tầng lớp.Cá betta có thể sống đến 4 năm.Thực hiện theo các mẹo dưới đây để đảm bảo cá của bạn khỏe mạnh.

1.Những điều cơ bản:
+Về màu sắc:lựa những em màu tươi sáng và sống động.Cá betta có nhiều màu sắc,nhưng màu xanh và màu đỏ khá phổ biến.
Nên lựa những em betta linh hoạt,nó bơi xung quanh khi thấy bạn.Hãy thử di chuyển ngón tay của bạn trở lại và ra ở phía trước.
+Sức khỏe tổng thể:Khi lựa cá,bạn nên quan sát kì,cờ xem có bị rách hoặc hư hỏng hay không.Quan sát xem có bất kì cục u hay ký sinh trùng trên thân cá .Nếu bạn thấy có điều gì bất thường,bạn nên lựa một betta khác.

2.Chuẩn bị hồ cho cá betta:

Trên thị trường,có rất nhiều hồ thiết kế riêng cho betta.Chọn một bộ thích hợp để cá phát triển và khỏe mạnh,tránh những rủi ro có thể.
Không nuôi cá betta chung với một số loài cá khác.Vì cá betta bản chất là một loài cá sinh ra để chiến đấu,chúng sẽ giết những con cá hiền hơn.
Cá betta nhiệt độ thích hợp từ 24-27 độ.
Tránh để đá lổm chởm hoặc đồ trang trí vì như vậy có thể làm rách vây,trầy xước cá.
Có thể trồng một số cây thủy sinh,một số loại bèo,lục bình.

3.Nuôi cá betta cộng đồng:
Nếu bạn muốn thêm nhiều cá betta trong 1 hồ,bạn nên cân nhắc. Cá betta có xu hướng thích sống một mình và có thể tiêu diệt các loài cá khác và thậm chí ốc nếu bổ sung vào bể.



Cá betta trống không thể sống chung với một betta trống khác.Đó là lý do chúng được đặt tên là Cá chọi(Cá chiến đấu).Trong hồ cá,chúng sẽ chiến đấu quyết liệt để bảo vệ lãnh thổ.Nếu hồ cá của bạn không ngăn ra,thì nguy cơ sẽ mất 1 trong 2 betta.
Đối với cá betta mái,nên thả vào bể một nhóm 5 con hơn là chỉ để 2 betta mái trong 1 hồ.Chúng sẽ thiết lập trật tự.

4.Thêm nước vào bể:
Nước nên được khử CLo trước khi cho vào bể.Clo và chloramines trong nước máy có thể gây hại cho cá betta, cũng như giết chết tất cả những vi khuẩn có lợi.
Cá betta rất năng động,và có thể nhảy qua 3.5 inchs( 7.5 cm).


5.Thả betta vào bể mới:
Khi thả betta vào môi trường mới,chúng ta không nên vội vàng cho vào ngay.Mà chậm rãi,cẩn thận để bịch cá vào hồ,để cá thích nghi với môi trường và nhiệt độ xung quanh và tránh shock nước.

6.Cho cá betta ăn:
Chế độ ăn uống của Betta của bạn nên bao gồm chủ yếu là thức ăn viên
các sản phẩm đông lạnh và khô thường là tốt nhất.
Nó an toàn hơn và không bị ký sinh trùng .
Ăn quá nhiều là một vấn đề của cá betta.Bạn nên có một thời gian biểu cho ăn phù hợp.Cá đói cá không chết,cá no quá cá chết.Một số betta tham ăn dẫn đến sình bụng,và sau đó là tử vong.Một số khác biết dừng lại khi đã ăn no.

Dọn sạch tất cả những thức ăn mà betta không ăn.Quan sát xem betta của bạn có dấu hiệu phun thức ăn ra ngoài.Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy Betta của bạn kén ăn, hoặc cũng có thể là các viên thức ăn quá lớn đối với miệng của Betta. Trớ trêu thay, hầu hết các công ty thức ăn cho cá không nhận ra rằng cá Betta có miệng nhỏ hơn.

Ngoài ra,bạn có thể mua tôm sống.Sau đó,rửa sạch hoặc băm nhuyễn để vừa miệng với cá betta.Lưu ý rằng,khi bạn băm nhuyễn tôm,protein từ trong tôm sẽ tiết ra rất nhiều.Do đó,bạn cần rửa sạch.

7.Giữ bể betta sạch:
Cá betta hầu như khỏe mạnh ở các loại nước khác nhau,chẳng hạn như nước cứng và mềm. Điều này có nghĩa rằng bạn không nên thay nước thường xuyên.
Đặt Betta của bạn trong ca hoặc thau chứa đầy nước cũ trong khi rửa hồ.Thay 1/3 nước,bơm nước đã khử clo vào hồ.

Nguồn: Thienduongcacanh.com
Xem...

Cá lia thia có thể lên mặt nước lấy hơi khi giao chiến

Cá lia thia có thể lên mặt nước lấy hơi khi giao chiến

Tạp chí Comparative Biology and Physiology vừa công bố nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Úc cho thấy cá lia thia xiêm có thể thở trên mặt nước bên cạnh cách thở truyền thống bằng mang và da như đồng loại.

Tiến sĩ Steven Portugal tại Học viện Thú y Hoàng gia Anh ở London cùng các cộng sự tại Đại học Queensland (Úc) đã dàn cảnh trận chiến giả, cho 2 con cá lia thia xiêm (Betta splendens) ở 2 chiếc bình trong suốt cạnh nhau trong phòng thí nghiệm.

Qua đó, họ phân tích không khí trong bình trước và sau trận đấu để tìm hiểu cách huy động sức lực và cách thở của chúng khi giao chiến.

Để duy trì sức lực trong trận đấu, các nhà khoa học nhận thấy cá lia thia xiêm đực thường bơi lên hớp không khí trên mặt nước để lấy oxygen cho cơ thể.

Theo tiến sĩ Steven Portugal, “dường như đôi mang nhỏ do sống trong nước có mức độ oxy hóa thấp, không đủ cho cá lia thia kham nổi trận đấu mãnh liệt nên chúng cần thêm khí thở”.

Một đặc điểm khác là hai con cá đang giao chiến thường lên mặt nước hớp không khí thật nhanh cùng lúc vì cả hai đều không muốn tạo cơ hội tốt cho đối thủ tấn công. Tuy nhiên, nguy cơ bị tấn công cũng có thể rơi đúng vào lúc đang bơi lên hoặc bơi xuống khỏi mặt nước để tiếp tục trận đấu.
Cá lia thia xiêm hoang thường sống trong ao, đầm và ruộng lúa nước tại nhiều vùng Đông Nam Á. Khả năng có thể thở bằng mang và da đồng thời lấy thêm không khí trên mặt nước là điểm đặc trưng của nhóm cá có tên khoa học là Anabantodei.
Xem...