Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Dien dan cay canh Viet Nam Diễn đàn cây cảnh Bonsai online. chia sẽ kiến thức kinh nghiệm về cây cảnh, bonsai, chim, cá cảnh... kiến thức về nghệ thuật cây cảnh bonsai, tiểu cảnh non bộ, trao đổi mua bán các sản phẩm cho cây cảnh, bonsai, tiều cảnh, cá cảnh ở Tp.HCM và các khu vực khác...

MỜI CỘNG TÁC NỘI DUNG
Vì không có nhiều thời gian và chuyên môn về SINH VẬT CẢNH, admin mời tất cả đọc giả có kinh nghiệp và chuyên môn tốt tham gia viết bài chia sẽ với cộng đồng yêu thích nghệ thuật sinh vật cảnh cả nước. Vui lòng gửi email về thanhld88@gmail.com Điện thoại: 01234.552.993

16/12/15

Chăm sóc và xử lý cho mai vàng ra hoa đúng Tết 16/12/15

Còn gần 2 tháng nữa là đến Tết rồi hôm nay mình xin chia sẻ 1 bài viết của đài truyền hình Vĩnh Long về hướng dẫn cách chăm sóc cho mai vàng ra hoa đúng dịp tết.


Cây mai vàng được trồng rất phổ biến ở Nam bộ. Đặc biệt ở ĐBSCL hầu như nhà nào cũng có trồng một vài cây mai vàng ở trước sân để có hoa đẹp đón chào năm mới, và điểm trang cho những ngày tết thêm tươi vui, lộng lẫy. Vì mai tượng trưng cho sự may mắn. Ngày nay mai vàng còn được nhiều hộ dân và một số địa phương phát triển thành những vườn chuyên canh rộng lớn, thậm chí còn hình thành cả những làng chuyên trồng mai. Tuy kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng không quá cầu kỳ, nhưng để cho mai nở hoa nhiều, đẹp và đúng vào dịp Tết thì đòi hỏi người trồng cũng cần phải nắm được một số yêu cầu cơ bản.

Trước khi xử lý cho mai vàng ra hoa, yêu cầu trước tiên là phải chăm sóc sao cho cây phát triển sung mãn, cành lá xanh tốt. Để thoả mãn yêu cầu này người trồng mai cần áp dụng một chế độ bón phân, tưới nước hợp lý, và phòng ngừa hữu hiệu một số đối tượng sâu bệnh hại thường thấy trên cây mai.  Lượng phân cung cấp cho cây mai vàng không cần nhiều, chỉ khoảng từ 40 đến 50g NPK/ gốc. Mỗi tháng bón từ 2 đến 3 lần.

Đồng thời cần cung cấp nước thường xuyên để cây mai phát triển và giúp cho chúng hấp thụ phân bón nhanh hơn. Mùa nắng nên tưới  nước cho cây mỗi ngày, hoặc cách ngày tưới nước một lần , tưới thẳng vào gốc, và xịt tia nhỏ lên khắp tán lá. Mùa mưa, nếu có những ngày nắng gắt kéo dài xen kẽ thì cũng cần tưới nước để giữ  cho đất đủ ẩm . Không nên tưới nước quá đẫm vào chiều tối. Vì như thế dễ làm cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, do độ ẩm quá cao vào ban đêm.

Ngoài ra, việc chăm sóc để tạo nụ hoa cho mai vàng cũng cần phải lưu ý. Theo khuyến cáo, vào khoảng tháng 5-6 âm lịch nên bắt đầu xử lý bằng cách lặt bỏ hết lá để cho cây ra lá mới, và dùng phân bón có hàm lượng kali ít để cung cấp cho cây; cách 10 ngày bón 1 lần, cho đến khoảng tháng 9 âm lịch thì ngưng phân. Sang tháng 10 âm lịch tiến hành tỉa cành tạo tán và dùng phân có hàm lượng kali  cao bón vào cây để  giúp cây chắc khỏe, xanh tốt. Đến cuối mùa mưa, vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch cây mai vàng bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Vì thế nên hạn chế  bón phân để khống chế tăng trưởng của thân lá, đồng thời giảm dần lượng nước tưới, để giúp cây  mai phân hoá mầm hoa tốt hơn.

Mai vàng cũng như một số loại cây trồng khác, khi  các lá trên cành đã già sẽ tổng hợp các chất kháng trổ hoa. Vì vậy muốn điều khiển cho cây mai vàng nở hoa đúng Tết thì buộc phải lặt bỏ tất cả các lá già. Điều này làm ức chế các chất kháng trổ hoa và hổ trợ cho sự ra hoa tốt hơn. Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người thì phải lặt lá mai vàng sao cho đến ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời thì nụ hoa phải bung vỏ lụa, thì hoa mai mới nở đúng vào những ngày Tết. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính quyết định đối với khả năng ra hoa nhiều hay ít của cây mai. Do đó phải canh ngày lặt lá sao cho thật đúng lúc. Thông thường, nếu thời tiết không có biến động lớn trong tháng chạp, thì mai vàng  được lặt hết lá vào ngày rằm tháng chạp (tức 15/12ÂL) Còn nếu như tiết trời tháng chạp nắng nóng, hoặc có gió chướng mạnh, thì mai sẽ nở hoa sớm. Vì vậy cần phải lặt lá trễ hơn từ 2 đến 3 ngày. Ngược lại năm nào mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, hoặc ít có gió chướng, thì mai sẽ nở hoa trễ. Do đó việc lặt lá mai phải được thực hiện trước rằm tháng Chạp vài ba ngày.

Sau khi lặt lá, nếu như mai vàng cho nụ hoa nhỏ và có khả năng nở hoa trễ; lúc này cần xử lý bằng cách tưới thêm nước vào giữa trưa. Sáng sớm nên tưới nước ấm để kích thích và giúp cây mai hấp thụ các chất dinh dưỡng; còn ban đêm nên thấp đèn sáng để cây mai tăng cường quang hợp và nở hoa sớm hơn.

Nếu trường hợp ngược lại,  cây ai có nụ to và có biểu hiện nở sớm, thì nên trùm lưới hoặc vải đen toàn bộ cây để cây không quang hợp, ngăn cản sự dinh dưỡng của cây. Tưới nước lạnh vào gốc để các mạch dẫn của cây bị co lại , hạn chế sự sinh trưởng . Ngoài ra còn cần tưới thêm phân urê pha loãng với nồng độ 1g/ 4 lít nước để kích thích cây ra rễ và lá non, ngăn cản sự phát triển của nụ……làm chậm quá trình nở của hoa mai lại.

Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố có khả năng cản trở quá trình nở của hoa mai. Như trường hợp thời tiết diễn biến bất thường làm nụ mai “bị điếc”, không bung vỏ lụa, hoa không nở được. Nụ hoa bị đen và chết khô. Do đó, sau khi lặt lá cần theo dõi sự phát triển của nụ hoa. Nếu thấy nụ hoa có dấu hiệu bị đen nên khắc phục ngay, bằng cách giống như thúc hoa nở sớm. Ngoài ra, giữa trưa mỗi ngày cần tưới phun sương liên tục từ 10 đến 15 phút để làm mát môi trường, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Nên sử dụng thêm chất kích thích tăng trưởng như GA3+NAA, nhằm thúc đẩy hoa nở, và nở đồng loạt.

Tóm lại, để xử lý cho Mai vàng nở hoa đúng Tết, ngoài việc lặt bỏ hết lá, cũng cần phải quan tâm đến một số yếu tố khác, như điều kiện thời tiết, sự phát triển sung mãn của cây mai, và nhất là lưu tâm đến hình dạng mầm hoa. Nếu mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng, có hình dạng như quả trứng với  2-3 vỏ trấu  bao bên ngoài thì nên lặt lá cách Tết 13-14 ngày. Còn ngược lại, mầm  hoa chưa phát triển đầy đủ, sẽ có dạng hình thoi nhọn với  3-4 vỏ trấu bao bên ngoài, lúc đó nên lặt lá trước rằm tháng Chạp vài ngày, để mầm hoa có thời gian phân hóa.

Bên cạnh, cũng cần  lưu ý, khi lặt hết lá trên cây phải ngưng tưới nước một vài ngày, rồi sau đó tiếp tục tưới nước trở lại bình thường để tạo stress, giúp cây ra hoa tốt . Điều hết sức quan trọng là khi cây mai phát triển bình thường thì không được dùng phân bón tưới vào gốc, hoặc phun vào nụ  hoa. Bởi lúc này cây mai không còn lá, nên việc bón phân sẽ dễ làm cho cây dễ bị  ngộ độc.

Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên, tin rằng bà con sẽ có được những cây mai vàng trổ nhiều hoa đẹp vào đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Mà như  quan niệm của ông bà ta thì đó chính là biểu trưng của sự may mắn, tốt lành trong năm mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét